Thực hiện Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày 26/01/2024 của UBND huyện Tân Thạnh về thực hiện chuyển đổi số huyện Tân Thạnh năm 2024
UBND xã ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2024 với những nội dung cụ thể như sau: Phần I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023 Thực hiện Kế hoạch số 1466/KH-UBND ngày 18/5/2022 về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy và Kế hoạch số 549/KHUBND ngày 24/2/2023 thực hiện chuyển đổi số huyện Tân Thạnh năm 2023. UBND xã xây dựng Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 13/3/2023 thực hiện chuyển đổi số xã Tân Bình năm 2023. Tất cả chỉ tiêu trọng tâm đề ra trong năm 2023 được tập trung triển khai thực hiện và đạt 100% chỉ tiêu đề ra (kèm theo Báo cáo số 950/BC-UBND ngày 22/11/2023 của UBND xã). Phần II NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2024 I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH - Nghị quyết số 23-NQ/HU ngày 07/3/2022 về chuyển đổi số đến năm 2025 định hướng tới năm 2030 trên địa bàn huyện Tân Thạnh; - Kế hoạch số 1466/KH-UBND ngày 18/5/2022 của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy. - Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày 26/01/2024 của UBND huyện Tân Thạnh về thực hiện chuyển đổi số huyện Tân Thạnh năm 2024; II. MỤC TIÊU 1. Chính quyền số - Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 90%. - Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt 70%. 2 - Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt 30% (đối với dịch vụ công có phát sinh giao dịch thanh toán). - Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%. - Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng) đạt 80%. - Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật) tại cấp xã ít nhất 60%. - UBND xã có trang thông tin điện tử. - Tỷ lệ cổng, trang thông tin điện tử đánh giá an toàn thông tin và gán nhãn tín nhiệm mạng đạt 100%. - Tỷ lệ cán bộ, công chứcđược tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản đạt 80% chỉ tiêu huyện giao. 2. Kinh tế số và xã hội số - Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh đạt 100%. - Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử đạt trên 80%. - Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến đạt trên 60%. - Tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 93%. (Phân công theo dõi thực hiện các mục tiêu ưu tiên năm 2024 tại Phụ lục I kèm theo) III. NHIỆM VỤ 1. Nhận thức số - Cơ quan, đơn vị chủ động tổ chức tuyên truyền về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số dưới nhiều hình thức. Duy trì mở các chuyên mục tuyên truyền định kỳ hàng tuần về chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh huyện, cấp xã (đảm bảo mỗi tuần có ít nhất 1 tin, bài), trên các phương tiện thông tin đại chúng (Zalo UBND các xã, Facebook….) và các kênh thông tin khác. Thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Thông tin điện tử UBND xã. - Tuyên truyền, phổ biến những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số. Nghiên cứu, tham khảo các bài học, kinh nghiệm chuyển đổi số thành công tại Cổng thông tin về chuyển đổi số quốc gia (https://dx.gov.vn) để vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của xã. - Xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, bảo đảm các hoạt động tiết kiệm, hiệu quả, không hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, chính quyền. 2. Thể chế số Thực hiện rà soát đảm bảo ban hành đầy đủ các quy định, quy chế, chỉ đạo về khai thác các hệ thống thông tin của tỉnh triển khai để khai thác hiệu quả, đảm 3 bảo mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số có liên quan; triển khai kịp thời các văn bản, chỉ đạo của cấp trên về thực hiện chuyển đổi số. 3. Hạ tầng số - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng số năm 2024. - Thúc đẩy triển khai phổ cập điện thoại thông minh từng bước theo lộ trình: trước tiên, mỗi hộ gia đình có một thiết bị thông minh, sau đó, mỗi người dân trưởng thành có một điện thoại thông minh. Triển khai hỗ trợ điện thoại thông minh cho đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Tổ chức thực hiện Kế hoạch chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước, làm nền tảng phát triển Chính quyền số của xã. - Rà soát, triển khai nâng cấp, mua sắm thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số và đảm bảo theo quy định mua sắm tập trung của huyện. - Nâng cấp hoàn thiện hệ thống mạng trong cơ quan cấp xã, bao gồm: mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng diện rộng (WAN), mạng nội bộ (LAN), kết nối Internet tốc độ cao. Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung của Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn định, thông suốt. - Ưu tiên triển khai các hệ thống wifi công cộng, hệ thống camera giám sát an ninh trật tự và giao thông, hệ thống chiếu sáng thông minh. 4. Dữ liệu số - Khai thác hiệu quả các phần mềm chuyên ngành của cấp trên triển khai, đề xuất cấp trên chia sẻ dữ liệu để phục vụ giải quyết công việc của UBND xã, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. - Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 800/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng triển khai làm sạch các cơ sở dữ liệu có liên quan; cấp tài khoản định danh điện tử, tích hợp các loại giấy tờ trên địa bàn. 5. Nền tảng số - Khai thác sử dụng có hiệu quả các nền tảng số quốc gia đã được công bố, triển khai như: Nền tảng quản lý tiêm chủng, Nền tảng định danh và xác thực điện tử, Nền tảng sàn thương mại điện tử, Nền tảng học trực tuyến mở đại trà - MOOCS; Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân... - Tăng cường chỉ đạo khai thác hiệu quả các nền tảng của tỉnh thông qua việc đảm bảo 100% cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan nhà nước cài đặt và sử dụng ứng dụng “Long An số” và các dịch vụ đô thị thông minh được triển khai. - Triển khai hiệu quả các nền tảng số trên địa bàn xã theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. 4 6. Nhân lực số - Cơ quan, đơn vị chủ động chuẩn hóa đội ngũ, đảm bảo nguồn nhân lực CNTT của cơ quan, đơn vị mình phục vụ cho triển khai chuyển đổi số (phân công ít nhất 01 cán bộ phụ trách về CNTT). - Tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho lãnh đạo cơ quan các cấp, phụ trách CNTT, cán bộ, công chức theo hướng triển khai theo hướng dẫn của cấp trên. - Tham dự tập huấn cho Tổ công nghệ số cộng đồng để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội. 7. An toàn thông tin mạng - Triển khai các biện pháp đảm an toàn thông tin theo cấp độ theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. - Rà soát hiện trạng về trang thiết bị, giải pháp kỹ thuật, nhân lực vận hành an toàn thông tin. - Tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng. - Tổ chức phổ biến, quán triệt thực hiện hai nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là: hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn thông tin mạng chưa đưa vào sử dụng và hệ thống thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức. - Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, người lao động và người dân theo hướng dẫn của cấp trên. 8. Chính quyền số - Khai thác sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin đã được đầu tư, triển khai, đặc biệt là các hệ thống có quy mô quốc gia và ứng dụng dùng chung của tỉnh. Tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan nhà nước; xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng theo quy định. - Triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. - Triển khai hiệu quả các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; Phần mềm Quản lý Văn bản và điều hành; Hệ thống Thư điện tử tỉnh; Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp... Cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin trên Trang thông tin điện tử theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ. - Phối hợp triển khai hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, huyện trên địa bàn xã đảm bảo đầy đủ, hiệu quả, đáp ứng tình hình thực tế công tác báo cáo của xã. - Phối hợp triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc tại UBND cấp xã. 5 - Phối hợp các cơ quan liên quan triển khai hệ thống Trang thông tin điện tử cấp xã. 9. Kinh tế số - Tiếp tục triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 1563/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 3051/KH-UBND ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. - Triển khai Chương trình số 930/CTr-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh triển khai Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và Kế hoạch số 856/KH-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Long An theo hướng dẫn của cấp trên. - Triển khai Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Long An năm 2024 trên địa bàn xã theo hướng dẫn của cấp trên. - Tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp trên địa bàn xã tích cực tham gia sử dụng các dịch vụ thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt, nền tảng hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử. 10. Xã hội số - Triển khai phổ cập danh tính số cho người dân trên địa bàn xã. Triển khai Hệ thống định danh và xác thực điện tử theo hướng dẫn của Bộ Công an. - Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 1563/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 1206/KH-UBND ngày 21/4/2022 của UBND tỉnh hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng các chỉ tiêu: số trường học, cơ sở giáo dục thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục; cơ sở y tế thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở y tế. - Phối hợp triển khai hỗ trợ máy tính bảng, điện thoại thông minh và dịch vụ viễn thông công ích cho hộ nghèo, cận nghèo (thuộc Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An) theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng “Long An số” phấn đấu tối thiểu 50% người dân trên địa bàn xã thực hiện. Quán triệt cán bộ, công chức thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua các kênh tương tác trên môi trường số phải đảm bảo đúng quy định pháp luật, đảm bảo chất lượng xử lý phải 6 làm hài lòng của người dân, tạo niềm tin của người dân khi sử dụng hệ thống. Phổ cập cho người dân được bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản, phấn đấu mỗi hộ gia đình được đảm bảo an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản. Việc bảo vệ này cơ bản không làm lộ lọt dữ liệu cá nhân; bảo đảm người dân an toàn khi tham gia các hoạt động thanh toán trên môi trường số. - Tổ Công nghệ số cộng đồng tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân các kỹ năng số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, chữ ký số cá nhân, các dịch vụ số phục vụ cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất. - Tiếp tục triển khai địa chỉ số theo Kế hoạch số 1268/KH-UBND ngày 26/4/2022 của UBND tỉnh phát triển nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn tỉnh Long An theo hướng dẫn của cấp trên. - Triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã theo Công văn số 855/UBNDVHXH ngày 09/02/2023 của UBND tỉnh. IV. GIẢI PHÁP 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp - Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ Chính quyền số. Tuyên truyền chuyển đổi số định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, hệ thống truyền thanh cơ sở…). - Thực hiện đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp trung học cơ sở; ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân. - Ứng dụng các nền tảng số, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp (Kênh hỏi - đáp trên Trang thông tin điện tử, kênh Zalo UBND cấp xã). 2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp - Phối hợp doanh nghiệp để đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp dịch vụ công trực tuyến (kết hợp dịch vụ bưu chính công ích, mạng xã hội...). 3. Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin Bố trí cán bộ phụ tráchthực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số trên địa bàn. 4. Giải pháp khác - Thúc đẩy, gắn kết việc triển khai chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số với công tác cải cách hành chính. Gắn kết quả xếp hạng mức độ chuyển đổi số với đánh giá cải cách hành chính, thi đua hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. - Triển khai các hoạt động học tập, tìm hiểu thực tế các mô hình chuyển đổi số hiệu quả ở các địa phương khác và nghiên cứu vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, địa phương. 7 - Khảo sát thông tin về mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với việc triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước để có hướng cải tiến, nâng cấp phù hợp. - Tăng cường vai trò người đứng đầu cơ quan nhà nước, thực hiện chỉ tiêu triển khai dịch vụ công trực tuyến. Phát huy tối đa vai trò đầu mối tổ chức triển khai chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, đảm bảo an toàn thông tin mạng của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cấp, Phòng Văn hóa và Thông tin, Tổ công nghệ số cộng đồng. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Đối với các nhiệm vụ tại kế hoạch này chưa xác định kinh phí triển khai, Công chức Văn phòng-Thống kê lập dự trù kinh phí cụ thể, gửi Tài chính xã thẩm định, trình UBND xã xem xét quyết định theo quy định pháp luật. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. UBND xã - Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số năm 2024 của cơ quan, đơn vị, cơ sở phù hợp với thực tế của mình , đảm bảo Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đầy đủ nội dung, nhiệm vụ theo Phụ lục II và Phụ lục III đính kèm; ưu tiên bố trí nguồn lực, kết hợp vận động xã hội hóa theo quy định để triển khai thực hiện. - Chủ động tổ chức tuyên truyền về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số dưới nhiều hình thức. - Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm (trước ngày 02 của tháng cuối quý) báo cáo kết quả về Phòng Văn hóa và Thông tin để tổng hợp, báo cáo UBND huyện và Sở Thông tin và Truyền thông. 2. Công chức Văn phòng-Thống kê - Chủ trì, phối hợp với các công chức chuyên môn thuộc UBND xã theo dõi việc thực hiện kế hoạch. - Phối hợp với các công chức chuyên môn thực hiện nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số thuộc lĩnh vực quản lý. - Phối hợp với Tài chính xã thẩm định chặt chẽ các nhiệm vụ, dự án, hoạt động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - Tham mưu UBND xã chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc thực hiện báo cáo trên phần mềm quản lý nhiệm vụ. - Thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn về chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT theo quy định. Lồng ghép nội dung đào tạo, bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, chuyển đổi số trong kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức cấp xã. - Tiếp tục rà soát, đề xuất giải pháp để hỗ trợ cơ quan, đơn vị, cơ sở bố trí cán bộ phụ trách công tác tham mưu triển khai chuyển đổi số. 8 4. Công chức Tài chính - Kế toán Tham mưu UBND xã thẩm định và bố trí ngân sách nhà nước, kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch theo quy định. 6. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của xã Ứng dụng có hiệu quả các hệ thống CNTT trong hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. 7. Nhân viên Trung tâm VHTT&HTCĐ-ĐTT - Tiếp tục thực hiện chuyên mục tuyên truyền định kỳ hàng tuần về chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh huyện, xã (đảm bảo mỗi tháng có ít nhất 1 tin, bài). - Phối hợp với các cán bộ, công chức chuyên môn thuộc UBND xã liên quan thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền theo kế hoạch này. Căn cứ nội dung trên các cán bộ, công chức chuyên môn, các đơn vị y tế, trường học trên đại bàn xã, các ấp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: - Phòng Văn hóa &Thông tin huyện;
- TT.ĐU; TT.HĐND xã;
- QCT, PCT.UBND xã;
- TYT xã;
- Trường TH&THCS;
- Các CBCC, KCT thuộc UBND xã;
- Các ấp;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Q. CHỦ TỊCH
Lưu Thanh Nga